Luật Sư TH Bảo Tín - Luật Sư Giỏi tỉnh Hải Dương

https://www.luatbaotin.com


Đảng viên có được thành lập công ty không ?

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên và người này phải thừa nhận và tự nguyện thực hiện các Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên. Đây là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Vây nếu Đảng viên muốn thành lập công ty thì có được không?
Đảng viên có được thành lập công ty không ?
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2014
– Quyết định 15/QĐ-TW quy định về Đảng viên làm kinh tế tư nhân.
2. Đảng viên có được thành lập công ty không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 15/QĐ-TW quy định về Đảng viên làm kinh tế tư nhân quy định như sau:
“1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.”
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định những đối tượng sau đây không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.”
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
⇒ Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, Đảng viên sẽ được thành lập công ty, có quyền tham gia lao động và kinh doanh ngành nghề không bị pháp luật cấm, không ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan tổ chức, không lạm dụng chức vụ quyền hạn, không trốn tránh thoái thác nhiệm vụ được giao.

Nguồn tin: St

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây