Luật Sư TH Bảo Tín - Luật Sư Giỏi tỉnh Hải Dương

https://www.luatbaotin.com


Vợ muốn giành quyền nuôi con khi tái hôn thì làm thế nào?

Khi ly hôn, theo bản án/quyết định của Tòa án có thẩm quyền thì người mẹ đang là người được quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Vậy khi người mẹ tái hôn, người cha có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con không?
Vợ muốn giành quyền nuôi con khi tái hôn thì làm thế nào?
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về vấn đề thay đổi người trực tếp nuôi con như sau:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1, Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2, Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

1, Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
2, Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
3, Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổingười trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, người cha có quyền được yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con từ người mẹ, tuy nhiên người phải chứng minh được một trong các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
Như vậy, người cha nên chủ động liên lạc với người mẹ để hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc người cha là người trực tiếp nuôi con. Việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, xuất phải từ lợi ích của con và được thể hiện bằng văn bản.
Thứ hai, trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì cần chứng minh được Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nghĩa là người cha phải tìm ra các căn cứ chứng minh rằng khi người vợ tái hôn bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con và việc vợ tái hôn có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của con
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thì bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
– Quyết định, bản án ly hôn.
– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
– Giấy khai sinh của con.
– Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
Các giấy tờ trên đều là bản sao có công chứng hoặc chứng thực, trừ đơn khởi kiện.

Nguồn tin: St

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây