Bên cạnh đó, Thông tư mới ban hành đã điều chỉnh chu kỳ kiểm định một số loại xe cơ giới.
Cụ thể, với ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải: Chu kỳ đầu tiên miễn kiểm định và tăng từ 30 tháng lên 36 tháng.
Thời gian sản xuất đến 7 năm: Chu kỳ tăng từ 18 tháng lên 24 tháng
Thời gian sản xuất trên 7 năm đến 20 năm (trước đây là 12 năm): Chu kỳ giữ nguyên 12 tháng.
Thời gian sản xuất trên 20 năm, chu kỳ kiểm định giữ nguyên 6 tháng.
Ô tô chở người các loại trên 9 chỗ: Chu kỳ đầu tiên miễn kiểm định và tăng từ 18 tháng lên 24 tháng; Thời gian sản xuất đến 5 năm, chu kỳ kiểm định tăng từ 6 tháng lên 12 tháng; Thời gian sản xuất trên 5 năm chu kỳ giữ nguyên 6 tháng.
Nhóm ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất từ 20 năm trở lên (kể cả ô tô tải, ô tô đầu kéo đã cải tạo thành ô tô chuyên dùng), ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ô tô chở người sản xuất từ 15 năm trở lên được kéo dài chu kỳ kiểm định từ 3 tháng lên 6 tháng.
Sau điều chỉnh thông tư trên, Bộ Giao thông vận tải đang khẩn trương sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Định hướng sửa đổi là tách công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của lĩnh vực đăng kiểm; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương; tăng cường thanh kiểm tra, phòng ngừa các hành vi tiêu cực.
Đáng chú ý, Nghị định 139 định hướng sửa đổi sẽ nghiên cứu một số nội dung như cho phép các trung đăng kiểm của lực lượng Công an, Quân đội; các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng của các nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô đáp ứng điều kiện được cung cấp dịch vụ đăng kiểm.